Văn hóa Đông_Di

Gốm đen thuộc văn hóa Long Sơn

Văn hóa Đông Di là một trong những nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới cổ nhất tại Trung Quốc. Theo một số học giả, văn hóa Đông Di thể hiện trong các nền văn hóa Hậu Lý, Bắc Tân, Đại Vấn Khẩu, Long SơnNhạc Thạch. Hà Đức Lượng (何德亮) cho rằng văn hóa Đông Di là một trong những nền văn hóa tiên tiến nhất thời kỳ đồ đá mới ở Trung Quốc.[4]

Hệ thống chữ viết của người Đông Di được xem là hệ thống chữ viết sớm nhất vào thời kỳ đồ đá mới ở Trung Hoa. Người ta đã tìm thấy 20 ký tự tượng hình trong các hầm mộ Đông Di ở Sơn Đông (mộ táng văn hóa Đại Vấn Khẩu ở huyện Cử), trong đó có nhiều chữ như "旦、鉞(钺)、斤、皇、封、酒、拍、昃" (đán,、việt (việt), cân, hoàng, phong, tửu, phách, trắc), vẫn còn được dùng đến ngày nay để viết tiếng Hán hiện đại.

Còn có những chứng tích cho thấy rằng, người Đông Di đã sáng tạo ra cung tên. Các sách sử Trung Quốc như "Tả truyện", "Thuyết Văn Giải Tự", "Kinh Lễ" đều viết tương tự nhau về chuyện này.[5][6] Anh hùng bắn cung tên nổi tiếng trong truyền thuyết Trung Hoa, Hậu Nghệ, có thể là một lãnh đạo người Đông Di.

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy vật tổ thờ cúng tổ tiên của người Đông Di có hình dáng chim.[7]